Khả năng cảm xúc và nhận thức ở động vật
Contents
5.2. Khả năng cảm xúc và nhận thức ở động vật#
Động vật có nhận thức trong việc trải qua cảm giác và cảm xúc. Chúng có khả năng chịu đựng cả về mặt thể chất như nỗi đau và cả tâm lý như nỗi sợ hãi và căng thẳng. Các nghiên cứu đang chỉ ra rằng động vật có khả năng cảm xúc, nhận thức và đạo đức mà trước đó chúng ta nghĩ rằng chỉ tồn tại ở con người.
Về mặt bản chất, cuộc sống của động vật phức tạp hơn chúng ta từng nghĩ rất nhiều, và chúng ta đang dần khám phá ra điều đó thông qua các nghiên cứu về hành vi. Do đó, những thứ như các nhóm xã hội, ở cùng các thành viên khác cùng loài, hình thành những mối quan hệ và tình bạn với những cá thể khác, và thậm chí có thể bày tỏ cảm xúc với các thành viên trong nhóm xã hội trong nhóm xã hội là rất quan trọng. Tất cả những điều này đều được thể hiện qua những nghiên cứu về hành vi, rằng động vật phức tạp hơn chúng ta từng nghĩ rất nhiều về mặt cảm xúc và nhận thức.
Đương nhiên là điều này không chỉ có ở động vật hoang dã nổi bật như cá heo, voi hay tinh tinh, mà xuất hiện ở tất cả mọi loài động vật. Và khi chúng ta bắt đầu nhìn nhận lại khả năng cảm xúc và nhận thức ở những loài động vật chúng ta đang đối xử rất tệ, thì điều này sẽ tạo nên những ảnh hưởng to lớn đến cách chúng ta đối xử với chúng trong tương lai.
Đầu tiên là về khả năng đồng cảm. Khả năng đồng cảm là khả năng có thể cảm nhận trạng thái cảm xúc của người khác, từ đó có thể hiểu được điều người khác đang cảm nhận, liệu họ đang vui, buồn hay sợ hãi, để từ đó có thể thực sự cảm nhận được cảm xúc của chính mình. Và đã có những nghiên cứu rất hay về khả năng này ở những loài động vật có sức lôi cuốn như các loài vượn lớn.
Một trường hợp đặc biệt được ghi nhận ở chuột, chuột là một loài động vật có tính xã hội cao, và chúng hình thành nên những mối quan hệ rất mạnh mẽ với những cá thể chúng dành thời gian ở cùng. Vì thế hai cá thể chuột cực kỳ thân nhau có thể cảm thấy đồng cảm với nhau. Điều này đã được mô tả thông qua các nghiên cứu về hành vi về việc một cá thể chuột bị đặt trong một ống nhựa không thể thoát ra và một cá thể chuột khác cố gắng để giải cứu con chuột kia khỏi ống, ngay cả khi nó không nhận được bất cứ lợi ích đặc biệt nào.
Video thí nghiệm [Edison Sanfelice, 2020]
Giống như ở chuột, nghiên cứu về hành vi bây giờ cũng đã chứng minh khả năng đồng cảm ở một số loài động vật trang trại ví dụ như gà và lợn, đặc biệt sự đồng cảm hướng tới gà con và lợn con.
Tiếp theo sau khả năng đồng cảm, chúng ta sẽ xem đến một khả năng khác như sự an ủi. Sự an ủi liên quan đến việc mang lại sự thoải mái về mặt tâm lý sau tai nạn, một tai nạn căng thẳng hoặc một sự cố đau thương đã xảy ra. Điều này được chứng kiến ở nhiều loài động vật khác nhau, đặc biệt là ở voi.
Video chứng minh [The New York Times, 2014]
Điều này dẫn đến lòng vị tha và sự phát triển của hành vi đạo đức. Lòng vị tha diễn tả hành động hy sinh hoặc quan tâm đến một cá thể khác khi mà chúng không nhận được bất cứ lợi ích trước mắt nào. Bày tỏ sự lo lắng cho một cá thể là nền tảng cơ bản của hành động đạo đức trong xã hội và chúng ta thấy điều này ở nhiều xã hội có tính xã hội cao. Ở đó phải có một số yếu tố về hành vi đạo đức và một số yếu tố về những luật lệ đạo đức để các thành viên làm theo những luật lệ và để cho phép xã hội đó vận hành hiệu quả.
Và điều này được giải thích rất chi tiết bởi giáo sư Frans de Waal, người đã dành rất nhiều năm nghiên cứu vấn đề trong video này
.......
Một số ví dụ khác về hành vi công bằng và đạo đức. Đầu tiên là ở khỉ mũ, một trường hợp về việc chia sẻ đồ ăn. Động vật thường hợp tác ở nhiều trường hợp trong cuộc sống, một vài trong số đó là để kiếm thức ăn. Trong trường hợp này, thức ăn rất khó để đạt được và hai cá thể này cần phải hợp tác với nhau, sau đó một cá thể sẽ lấy được thức ăn. Lúc này thì sự công bằng đã xuất hiện, khi nó chia sẻ thức ăn với cá thể chúng đã hợp tác để nó có thể có được thức ăn. Điều này được thể hiện ở video về khỉ mũ trong một trường hợp nghiên cứu hành vi [DJ Italy, 2013].
Một ví dụ khác là hành vi hợp tác ở loài cá bàng chài. Cá bàng chài là một loài cá sẽ hình thành nên những khu vực dọn dẹp, nơi những loài cá khác sẽ ghé thăm và được cá bàng chài lấy đi da chết và ký sinh trùng. Loài cá này thường làm việc theo nhóm, hai cá vệ sinh sẽ làm sạch một loài cá cụ thể. Đôi khi một trong hai cá vệ sinh có thể cắn mất một chút thịt từ cá khách hàng, và nếu chúng làm vậy, cá khách hàng thường sẽ rời đi. Điều này phá vỡ quy tắc đạo đức, luật lệ của chúng, những thứ mà cá đã hình thành nên cho sự cộng tác trong xã hội. Và điều sẽ xảy ra sau đó là hai con cá mắc lỗi sẽ bị khiển trách. Chúng ra sẽ thấy điều đó ở video này [Smithsonian Channel, 2018].
Hành vi đạo đức cũng hiển nhiên và cực kỳ quan trọng khi động vật chơi đùa. Khi động vật chơi đùa, chúng trải qua những cảm xúc tích cực, vui vẻ và hạnh phúc, vui vẻ khi chơi đùa cùng nhau, chúng ta thường thấy ở động vật nhỏ nhưng cũng có thể thấy ở động vật trưởng thành.
Chơi đùa, mặc dù nhìn nó có vẻ rất đơn giản, nhưng chúng thực sự có hành vi đạo đức ở trong đó. Thông thường có thể sẽ có một cá thể mạnh hơn cá thể còn lại. Khi chúng chơi, chúng sẽ sử dụng hết tất cả sức mạnh của mình và có thể chúng sẽ làm hại cá thể còn lại. Nếu chúng làm vậy, thì sau đó cuộc chơi sẽ dừng lại bởi vì cá thể bị thương sẽ không thể tiếp tục chơi, không thể tận hưởng cuộc vui nữa. Điều đó có nghĩa rằng nếu bạn là cá thể mạnh hơn, bạn sẽ có xu hướng thay đổi hành vi của mình để phù hợp hơn với người bạn chơi cùng. Nhiều loài động vật khi chơi đùa sẽ thích ứng với hành vi của nhau để phù hợp với nhau, để cho cùng trình độ với cá thể chúng đang chơi cùng.
Ngoài những cảm xúc tích cực chúng ta cũng bắt gặp những cảm xúc tiêu cực ở động vật nữa, đặc biệt là những thứ như sự phiền muộn. Chúng ta biết rằng con người trải qua phiền muộn, đặc biệt là khi trải qua những sự việc đau thương hoặc tình huống căng thẳng mãn tính. Chúng ta cũng thấy những điều này ở động vật bị nuôi nhốt trong điều kiện rất tồi tệ trong thời gian dài. Chúng sẽ lâm vào tình trạng căng thẳng tinh thần, dẫn tới những bất lợi đối với sức khỏe tinh thần và thể chất của chúng.
Chúng ta cũng thấy điều này ở động vật trang trại, trong trường hợp này là ở bò con bị bắt đi khỏi mẹ mình trong nền công nghiệp sữa bò. Chúng ta bắt bê con đi khỏi mẹ để chúng ta có thể lấy sữa của chúng cho con người uống. Những con bò này cũng sẽ bị cắt mất sừng, chúng sẽ trải qua giai đoạn bị cưa sừng đầy đau đớn. Những cá thể đó sẽ cảm nhận một trạng thái cảm xúc tương tự như trạng thái phiền muộn mà chúng ta biết.
Động vật cũng bày tỏ cảm xúc đau buồn, điều chúng ta nhận biết rất rõ khi một thành viên trong gia đình hoặc ai đó thân thuộc với chúng ta qua đời. Chúng ta sẽ trải qua một giai đoạn đau buồn và khổ sở, sẽ thay đổi hành vi và quan điểm của mình về cuộc sống. Điều này cũng được chứng kiến ở thế giới động vật. Một ví dụ cho hành vi này là ở tinh tinh, một thành viên trong cộng đồng bị chết và những tinh tinh khác sẽ đến bên nhau và quan sát cái xác, bày tỏ những hành vi tương tự như chúng ta, không gian cực kỳ tĩnh lặng, có rất ít sự phấn khích và vui vẻ ở đó.
Chúng ta cũng thấy điều này ở những loài động vật khác, trong trường hợp này là ở cá voi sát thủ trong môi trường nuôi nhốt. Điều này được thể hiện rất rõ thông qua quá trình thực hiện bộ phim “Blackfish”, phản ứng của cá voi sát thủ mẹ khi con của chúng bị bắt đi [AwesomeGryphon, 2014].
Dĩ nhiên, sự thể hiện đau buồn này cũng thấy ở các loài động vật khác, đặc biệt là ở bò, điểm chúng ta đã bàn ở phần trước. Bò bị tách khỏi con của mình trong ngành sữa để con người có thể dùng sữa bò [Never again, 2014].
Ngoài ra, động vật cũng có khả năng nhận thức đặc biệt. Đây là khả năng tiếp nhận, xử lý, giữ lại và lưu trữ thông tin, lôi kiến thức ra dùng khi cần, có thể làm những việc như giải quyết vấn đề. Một trong những loài được nghiên cứu khá toàn diện là họ Quạ và cách mà chúng tìm cách để sử dụng công cụ và giải quyết những vấn đề nhất định.
Khả năng giải quyết vấn đề cũng được ghi nhận ở vật nuôi như lợn, bò, cừu [FaithofReason, 2008].
Những khả năng giải quyết vấn đề này không chỉ thấy ở động vật có xương sống mà còn thấy ở động vật không xương sống, cụ thể ở đây là ong. Ong được giao nhiệm vụ lấy phần thưởng là thức ăn. Video này cho thấy ong không chỉ hoàn thành nhiệm vụ mà còn truyền kỹ năng đó cho những cá thể khác. Chúng học hỏi lẫn nhau làm sao để làm nhiệm vụ đó và kỹ năng có thể được truyền qua các thế hệ [Hashem Al-Ghaili, 2016].
Tiếp theo là năng lực tiếp nhận và ghi nhớ thông tin để có thể sử dụng thông tin đó trong tương lai. Ví dụ ở bò, bò sử dụng năng lực ghi nhớ của chúng, sống trong đàn xã hội, chúng cần nhớ mối quan hệ, cả tốt và xấu, giữa chúng với các cá thể khác trong đàn. Nếu bò có mối quan hệ xấu với một con khác, nó cần nhớ và tránh con đó, chúng cần ghi nhớ những cá thể chúng có mối quan hệ tốt. Nếu sống trong môi trường rộng mở, bò cần nhớ nơi nào có thức ăn, nước uống.
Năng lực nhận thức về trí nhớ ngắn hạn được phát hiện có ở tinh tinh qua một nghiên cứu ở Nhật. Nghiên cứu này ghi nhận khả năng thông tin đáng kinh ngạc của tinh tinh trong một thời gian ngắn.
Một khả năng nhận thức khác mà chúng ta thấy ở động vật là khả năng tự nhận thức. Khả năng này có thể tồn tại ở tất cả động vật. Tự nhận thức là nhận thức được bạn là một cá thể, tách biệt với môi trường, tách biệt với các cá thể khác trong môi trường đó. Để chứng minh khả năng này, ta dùng thử nghiệm soi gương có đánh dấu. Theo đó, một điểm trên cơ thể động vật được đánh dấu, động vật không thể tự thấy được dấu đó cho đến khi nó soi gương. Rồi người ta quan sát xem liệu rằng con vật săm soi cái dấu đó khi nó soi gương hay liệu nó nghĩ trong gương là một cá thể khác.
Chúng ta thấy là động vật phức tạp hơn nhiều so với chúng ta nghĩ. Sự hiểu biết mới này về động vật bắt đầu từ những năm 1960, liên quan đến Tiến sĩ Jane Goodall trong nghiên cứu của bà về tinh tinh. Khi bà đi thực địa, làm việc với tinh tinh hoang dã và bà bắt đầu hiểu rằng chúng có các đặc điểm giống ở chúng ta. Bây giờ, nghiên cứu này tiếp tục cả ở trong tự nhiên và trong nghiên cứu hành vi. Nghiên cứu này được thể hiện ở nhiều cá thể, không chỉ ở những cá thể tương tự con người mà còn ở động vật trang trại, ở các loài cá, chim và động vật không xương sống.
Hy vọng bài viết khiến bạn suy nghĩ về khả năng của động vật và bạn sẽ nhìn động vật theo cách khác không chỉ nhìn những động vật đẹp cuốn hút như voi, tinh tinh, cá heo như những cá thể có nhận thức phức tạp, mà còn có cái nhìn như vậy với lợn, gà, bò, các loài cá và động vật không xương sống, những loài cùng chia sẻ thế giới này với chúng ta, cũng có khả năng nhận thức và cảm xúc.
Xem thêm video bài nói của Phòng Phúc lợi Động vật - Tổ chức Động vật Châu Á [Animal Welfare Team, 2022].
5.2.1. Tài liệu tham khảo#
- 1
Văn bản pháp luật. URL: https://thiennhien.org/van-ban-phap-luat.
- 2
Luật chăn nuôi 2018 số 32/2018/qh14. URL: https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Linh-vuc-khac/Luat-Chan-nuoi-2018-353242.aspx.
- 3
Luật thú y 2015 số 79/2015/qh13. URL: https://thuvienphapluat.vn/van-ban/The-thao-Y-te/Luat-thu-y-2015-282384.aspx.
- 4
Việt nam vẫn là “điểm nóng” về săn bắt và trung chuyển động vật hoang dã trái phép. URL: https://vngreen.vn/viet-nam-van-la-diem-nong-ve-san-bat-va-trung-chuyen-dong-van-hoang-da-trai-phep-036990.html.
- 5
Động vật hoang dã. URL: https://changevn.org/dong-vat-hoang-da/.
- 6
baotintuc.vn. Tăng hình phạt với trùm buôn lậu sừng tê giác quốc gia. Sep 2020. URL: https://baotintuc.vn/news-20200915151410274.htm.
- 7
baothanhhoa.vn. 16 tháng tù giam cho 2 đối tượng có hành vi “gây rối trật tự công cộng” tại tp sầm sơn. Nov 2019. URL: https://baothanhhoa.vn/an-ninh-trat-tu/16-thang-tu-giam-cho-2-doi-tuong-co-hanh-vi-gay-roi-trat-tu-cong-cong-tai-tp-sam-son/110979.htm.
- 8
NTO. Nto - 16 tháng tù về tội đánh bạc. URL: http://baoninhthuan.com.vn/news/38752p155c174/16-thang-tu-ve-toi-danh-bac.htm.
- 9
Buôn bán động vật hoang dã cần được xem là tội phạm nghiêm trọng nhất. Jan 2022. URL: https://baotainguyenmoitruong.vn/buon-ban-dong-vat-hoang-da-can-duoc-xem-la-toi-pham-nghiem-trong-nhat-336226.html.
- 10
World animal protection - vietnam. URL: https://api.worldanimalprotection.org/country/vietnam.
- 11
VnExpress. Vietnam scores poorly in protecting animals: study - vnexpress international. URL: https://e.vnexpress.net/news/news/vietnam-scores-poorly-in-protecting-animals-study-4071260.html.
- 12
Edison Sanfelice. Do Animals Feel Empathy? July 2020. URL: https://www.youtube.com/watch?v=3um9RwDfDB8 (visited on 2022-08-11).
- 13
The New York Times. Elephant Empathy \textbar ScienceTake \textbar The New York Times. February 2014. URL: https://www.youtube.com/watch?v=qQcScYqxUzc (visited on 2022-08-11).
- 14
DJ Italy. Monkey cooperation and fairness. February 2013. URL: https://www.youtube.com/watch?v=2BYJf2xSONc (visited on 2022-08-11).
- 15
Smithsonian Channel. Manta Rays Use Tiny Fish to Help Them Stay Clean. January 2018. URL: https://www.youtube.com/watch?v=srBKjMVEmN8 (visited on 2022-08-11).
- 16
AwesomeGryphon. Mother orca cries for baby 1080p 1. January 2014. URL: https://www.youtube.com/watch?v=SszgIZOPfqo (visited on 2022-08-11).
- 17
Never again. A Mother's Cry For Her Baby. March 2014. URL: https://www.youtube.com/watch?v=zBnZPJJ2QG4 (visited on 2022-08-11).
- 18
FaithofReason. PIGS PLAYING VIDEO GAMES! December 2008. URL: https://www.youtube.com/watch?v=SOJJf_zoPDs (visited on 2022-08-11).
- 19
Hashem Al-Ghaili. Bees are more intelligent than previously thought. October 2016. URL: https://www.youtube.com/watch?v=lbS-9RSnanI (visited on 2022-08-11).
- 20
Animal Welfare Team. Onelife 18: Khả năng cảm xúc và nhận thức ở động vật. February 2022. URL: https://www.youtube.com/watch?v=IDbTCh74XIg (visited on 2022-08-11).